Di cư thời Pháp thuộc Di cư của người Việt Nam

Chính sách di dân của chính quyền Pháp đề ra là việc mộ dân ở Bắc và Trung Kỳ đưa vào Nam làm phu đồn điền cao su hoặc nông trại miền núi Cao nguyên Trung Kỳ hay thượng du Bắc Kỳ.[2] Riêng niên khóa 1926-27, 35.000 người dân từ Bắc và Trung Kỳ được mộ làm phu và đưa vào Nam Kỳ làm công trong các đồn điền.[3] Năm 1930, có khoảng 50.000 công nhân làm việc trong ngành khai thác than đá, chủ yếu ở Hà TuHòn Gai (Pháp gọi là Hongay) và Cẩm Phả của công ty "Société de Charbonnages du Tonkin". Hãng "Société de Charbonnages du Đông Triều" thì khai thác ở Kê Bào. Nguồn nhân lực này chủ yếu được tuyển mộ từ nông dân ở các vùng nông thôn.

Người Việt cũng được khuyến khích di cư sang Lào và Cao Miên.[4] Thống kê năm 1908 ghi nhận 60.000 người Việt trên đất Miên.[5] Đến năm 1921 thì tổng số người Việt ở Cao Miên là hơn 140.000 và 191.000 vào năm 1937.[6] Cùng thời gian sau đó vào cuối thập niên 1930 thì số người Việt ở Lào đã tăng lên gần 40.000.[7] Một số khác được đưa sang đảo Tân Thế giớiTân Đảo làm phu mỏ và đồn điền của Pháp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Di cư của người Việt Nam http://www.alstewart.com/history/sampan.htm http://www.chicucptnthcm.com/chinhsach/BC-CT%20di%... http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau... http://www.san.beck.org/20-9-Siam,Laos,Cambodia180... http://www.minorityrights.org/?lid=3419&tmpl=print... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2... http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/569851/viet-... http://dosco.edu.vn/index.php/welcome/news/77/vn http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?Do... http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tai-sao-Hun-Sen-lai-...